Chùa Địa Tang Phi Lai Tự những năm gần đây rất nổi tiếng với khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Không chỉ linh thiêng nơi đây còn có cảnh sắc đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”. Trong bài viết này, OneTV sẽ chia sẻ kinh nghiệm tham quan chùa cho bạn nhé!

1. Chùa Địa Tang Phi Lai Tự ở đâu?

Địa chỉ: thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam

Giờ mở cửa: 8:00h – 17:30h

Chùa Địa Tang Phi Lai Tự
Chùa Địa Tang Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự trước đây được mọi người gọi với cái tên dễ nhớ là chùa Đùng. Theo sử sách thì đã có rất nhiều vua chua đã từng ghé qua đây, điển hình như vào thế kỷ 17, vua Tự Đức tới đây cầu con khi ở chân núi đã nói 2 từ Phi Lai. Đây cũng chính là khởi nguồn cho tên gọi mới của chùa. Đến tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang chính thức đổi tên chùa thành Địa Tạng Phi Lai Tự. Hiện nay, chùa được nhiều người tìm đến tham quan vì không gian yên tĩnh, kiến trúc độc đáo và rất linh thiêng.

>> Xem thêm: Top 10 ngôi chùa miền Bắc linh thiêng nhất cho mùa lễ đầu năm

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự vào buổi tối
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự vào buổi tối

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến Địa Tạng Phi Lai Tự 

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km. Những bạn nào ở tỉnh khác có thể di chuyển đến đây bằng xe khách, ô tô gia đình hoặc xe máy.

d94510bde4ff0da154ee

Di chuyển bằng xe khách: Hiện tại, các bến xe Giáp Bát hay Mỹ Đình có rất nhiều chuyến trong ngày về Hà Nam bạn có thể liên hệ đến: Nhà Xe Lý Nhân (0915038368); nhà xe Việt Anh (0982529168); nhà xe Khánh Linh (0983210206),… Lưu ý xe khách sẽ không đưa bạn đến tận cổng chùa mà bạn cần phải bắt xe vào.

Di chuyển bằng xe máy, ô tô riêng: Bạn di chuyển đến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, rời cao tốc ở điểm Liêm Tuyền – Hà Nam, di chuyển đến quốc lộ 1A cũ đến cây xăng Kim Cường – Thanh Liêm, Hà Nam, rẽ vào Ngã Ba Xuân Trường và đi tiếp 5km nữa là đến chùa.

Xem Thêm:   Nhiều lễ hội dịp 30/4 ở miền Tây
Di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bằng xe khách, ô tô, xe máy
Di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bằng xe khách, ô tô, xe máy

3. Thời điểm thích hợp đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự 

Nằm tại vùng đất Hà Nam – nơi có khí hậu 4 mùa rõ nét nên bạn có thể đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bất kỳ khi nào bạn có thời gian. Mỗi mùa ở đây sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị, khó quên. Tuy nhiên, nếu bạn là người yêu thích không khí náo nhiệt thì đến vào mùng 1, ngày 15 cũng như lễ Tết nhé!

dia-tang7-820x1024

4. Review chi tiết kinh nghiệm đi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

4.1. Ngắm nhìn cảnh sắc đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được đầu tư xây dựng trên một quả đồi với thế tựa lưng núi,  phía sau là đồi thông, rừng cây, chưa hết trước chùa là những thửa ruộng mênh mông. Mới nghe thôi chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự thanh tịnh, yên bình của chùa rồi.

Không gian chùa thanh tịnh
Không gian chùa thanh tịnh
Đến chùa mọi mệt mỏi đều tan biến
Đến chùa mọi mệt mỏi đều tan biến

Khi bước vào chùa, bạn sẽ thấy ao sen tỏa ngát hương thơm, tiếng chim hót líu lo khắp nơi, cùng những viên sỏi lấp lánh khắp cả con đường đi. Những ai đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự rồi thì đều phải công nhận đây là nơi “chốn bồng lai tiên cảnh” hiếm khi gặp được. Các bạn trẻ hiện nay tìm đến chùa để check-in rất nhiều.

Xem Thêm:   8 quán cafe yên tĩnh ở Hà Nội để học,làm việc không bị làm phiền
Hồ sen trong chùa
Hồ sen trong chùa
Thiên nhiên đẹp như tiên cảnh
Thiên nhiên đẹp như tiên cảnh

4.2. Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự cũ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11 với 100 gian. Trải qua hàng trăm năm đến nay chùa đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nam. Khi đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo như:

Khổ Hải và 12 vòng tròn: Điểm gây chú ý nhất khi bước vào chùa đó chính là có sự xuất hiện của những viên sỏi màu trắng trông vô cùng đẹp mắt. Ngay trước tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Nhìn vào những viên sỏi trắng này bạn sẽ trở nên yên lòng, tâm hồn trở nên thanh thoát hơn.

Khổ Hải và 12 vòng tròn
Khổ Hải và 12 vòng tròn

Kiến trúc lớn nhất của chùa chính là tòa Tam Bảo. Tượng Đức Địa Tạng được thiết kế uy nghiêm. Trên đỉnh Phi Lai còn có tháp Phổ Đồng dựng lên vào thời Lý – Trần – nơi thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Chưa dừng lại ở đó, chùa còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở, khu nhà khách, khu giảng đường.

Chùa mang kiến trúc độc đáo
Chùa mang kiến trúc độc đáo
Trên đỉnh Phi Lai thờ 42 vị trụ trì
Trên đỉnh Phi Lai thờ 42 vị trụ trì

4.3. Khám phá những cổ vật của triều đại Lý – Trần

Theo cuốn “Dư địa chí”, mảnh đất nơi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự đang tọa lạc được ví như phên dậu phía Nam của Thăng Long vì vẫn còn lưu giữ lại nhiều di tích lịch sử quý giá của dân tộc ta nhất là triều đại Lý – Trần.

Cổ vật thời Lý - Trần
Cổ vật thời Lý – Trần

Tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều loại hoa văn hình hoa sen, hình thần chim Garuda, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượng và nhiều đồ gốm sứ khác… Những hoa văn này đều tái hiện lại lịch sử từ thời Lý – Trần.

Xem Thêm:   Top 14 đặc sản Mộc Châu thưởng thức tại quán và mua về làm quà ngon nhất hiện nay
ve-dep-binh-yen-o-dia-tang-phi-lai-tu-56-7

4.4. Tham gia các hoạt động của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Hàng năm, chùa tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan. Chẳng hạn như: vào những ngày Tết cổ truyền nơi đây sẽ trang trí rất nhiều hoa tươi để các phật tử đến dâng hương, cầu nguyện. Đến khoảng mùng 9 – 10 tháng Giêng Âm lịch, chùa lại tái hiện cung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng. 

Tham gia các hoạt động của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Tham gia các hoạt động của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Những bạn nào muốn tham gia các khóa tu thì đến chùa vào khoảng tháng 6 – 7. Còn nữa, vào 30/7 Âm lịch, nơi đây còn diễn ra hoạt động Lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát. Hoạt động trồng cây gây rừng được chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tổ chức vào mùa Đông nên bạn có thể đến đây để tham gia nhé!

162799778_1761728340665106_6892178659866304369_o-min

5. Lưu ý khi đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự là nơi linh thiêng nên bạn cần chú ý cách ăn mặc, chọn những trang phục kín đáo, lịch sử. Để thuận tiện di chuyển bạn hãy chọn cho mình đôi giày thể thao.

Thực hiện đúng theo quy định của chùa như: không sợ vào hiện vật, không bẻ cành hái hoa, không vứt rác bừa bãi, không nói to,…

Hãy chủ động mang đồ ăn vì theo kinh nghiệm của những người đã từng đến đây thì xung quanh chùa ít có quán bán đồ ăn, chủ yếu là bán nước thôi.

Nơi đây có cảnh sắc đẹp như tiên cảnh nên rất nhiều người tìm đến chụp hình. Để phù hợp nhất thì bạn nên chọn áo dài, cổ phục,…

Lưu ý khi đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Lưu ý khi đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Trên đây là những kinh nghiệm đi chùa Địa Tạng Phi Lai mà các bạn có thể tham khảo. OneTV hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có một chuyến đi vui vẻ và nhiều trải nghiệm nhất.

Nguồn : https://saodaily.com/353-chua-dia-tang-phi-lai-d16840.html

About The Author