Hôm 9/4, Công nương xứ Wales cùng gia đình dự lễ Phục sinh tại Lâu đài Windsor. Theo Vogue, cách sơn móng tay màu đỏ tươi của công nương Kate Middelton gây chú ý.

Các thành viên cấp cao của hoàng gia Anh có truyền thống tránh sơn bất kỳ màu nào ngoài hồng nhạt giống màu móng tay tự nhiên. Nữ hoàng Anh Elizabeth II nổi tiếng chuộng màu sơn móng hồng trong suốt của Essie nhiều năm. Những ai dùng màu khác được cho là dấu hiệu của sự nổi loạn.

Công nương Kate Middleton sơn móng đỏ trong lễ Phục sinh. Ảnh: WireImage

Công nương Kate Middleton sơn móng đỏ trong lễ Phục sinh. Ảnh: WireImage

Vogue nhận định lựa chọn của Công nương Kate cho thấy cô đã bước ra khỏi vùng an toàn, được tự do hơn và sẵn sàng thể hiện dấu ấn cá nhân trong hoàng gia. Sau lễ đăng quang của Vua Charles vào ngày 6/5, Kate Middleton được trao tước hiệu Vương phi xứ Wales, Nữ bá tước xứ Chester kèm chức danh gắn liền với chức tước của chồng cô – Hoàng tử William.

Màu móng sơn đỏ từng được Công nương Diana sử dụng ở sự kiện từ thiện tối 29/6/1994 sau khi chồng bà – Thái tử Charles – thừa nhận ngoại tình. Bà còn diện “váy báo thù” của Christina Stambolian. Theo nhà thiết kế, công nương Diana sơn móng đỏ để thể hiện sự tức giận.

Ngoài màu móng tay, nữ công tước gây ấn tượng bằng bộ trang phục màu nổi. Thay cho màu phấn truyền thống, cô mặc lại chiếc váy khoác dạ Catherine Walker màu xanh coban từng mặc vào Ngày thịnh vượng chung năm 2022, kết hợp mũ và túi hộp.

Công nương Kate dự lễ Phục sinh năm 2023

 
 
Công nương Kate dự lễ Phục sinh năm 2023

Công nương Kate Middleton (cuối đoàn) cùng các thành viên hoàng gia Anh tới dự lễ Phục sinh tại Lâu đài Windsor. Video: King’s Guards

Theo Vogue, Công nương Kate ghi điểm trước bố chồng với sở thích mặc lại đồ cũ. Vua Charles là người ủng hộ nhiệt thành việc giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua quần áo.

Xem Thêm:   Con gái Michael Jackson diện váy gây hiểu lầm

Ông từng nói với Vogue Anh trong phỏng vấn năm 2020: “Điều quan trọng là chúng ta phải giải quyết toàn bộ vấn đề xung quanh cách sản xuất quần áo. Rất nhiều quy trình sản xuất hàng dệt may liên quan đến các hóa chất độc hại gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Sau đó, tất cả quần áo cũ bị ném vào các bãi rác, một phần gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Chúng ta phải khử cacbon và cải thiện tác động của chúng ta đối với ô nhiễm trên thế giới”.

Họa Mi (theo Vogue)

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/cong-nuong-kate-pha-cach-khi-son-mong-mau-do-4591529.html

About The Author