Trong căn phòng rộng khoảng 30m2 trên đường Hồng Lạc, quận Tân Bình một ngày tháng 4, Hán Quang chăm chú tháo từng trang cuốn sách Minh Tâm Bửu Giám, xuất bản từ những năm 1950. Tác phẩm có nhiều trang mục nát, bị mốc qua thời gian. Người thợ dùng ngón tay nhẹ rút sợi chỉ để những mảnh giấy nhuốm màu vàng ố ở gáy sách rời ra. Người chủ sách muốn Quang phục chế ấn phẩm để lưu giữ được lâu hơn.

“Quyển này có phần gáy đã mục nhưng chưa bị mối mọt ăn mòn, chất lượng giấy còn khá cứng cáp, không bị nát nên tôi sẽ khâu lại được. Một số trang bị thủng có thể dùng giấy chuyên dụng trám vào”, chàng trai 24 tuổi nói. Gần hai năm vào nghề này, xưởng làm việc của Hán Quang cũng là phòng riêng của anh, với hai nhân viên phụ giúp “hồi sinh” sách.

Hán Quang sửa lại  cuốn sách có tuổi đời hơn 70 năm tại nhà riêng. Ảnh: Quỳnh Trần

Hán Quang sửa lại cuốn sách có tuổi đời hơn 70 năm tại nhà riêng. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo học ngành Công nghiệp điện tử của trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng rồi đi làm trong lĩnh vực này một năm, Quang nhận ra không đủ đam mê để theo chuyên môn được học. Năm 2019, anh quyết định nghỉ việc, tìm hướng đi khác cho bản thân. Vốn thích đọc sách, nhất là tác phẩm cổ, chàng trai xin phục vụ trong một quán cà phê sách. Người chủ quán ở đây giới thiệu cho anh về những tác phẩm cổ văn, cách bảo quản, phục chế.

Xem Thêm:   Review Trường Nguyệt Tẫn Minh: Siêu phẩm tiên hiệp đáng xem nhất 2023

“Tiếp xúc với sách xưa nhiều, tôi nhận ra mình có cơ hội tích lũy kiến thức, tiếp cận những giá trị văn hóa tinh thần. Hiện nay người ta có thể lưu giữ nội dung sách cũ bằng hình thức scan, chụp hình, photo. Nhưng tôi cho rằng giữ được tư liệu gốc vẫn là một công việc rất quan trọng”, Quang nói.

Sau bốn tháng làm ở quán cà phê, Quang nhận ra đam mê với nghề “bác sĩ” sách. Anh quyết định nghỉ làm ở đây và xin học nghề ở một trung tâm Hán Nôm trong gần nửa năm, sau đó học thêm từ những người thợ khác, kết hợp trau dồi kiến thức trên Internet.

Hơn nửa năm học hỏi, Quang nhận những cuốn sách đầu tiên về phục chế. Anh mua bàn làm việc, dao, nhíp, giấy dó, kim chỉ, hồ dán, máy cắt giấy, ép sách. Anh cũng lân la đến nhiều tiệm sách cũ, nơi bán đồ phế liệu để tìm mua những tờ giấy xưa về làm nguyên liệu vá sách.

Sách Quang nhận phục chế có tuổi đời từ vài chục đến cả trăm năm. Quang cho biết để đưa một quyển sách đã cũ, rách nát trở về tình trạng ban đầu có khoảng 10 công đoạn. “Khi nhận hàng, tôi sẽ xem chất lượng giấy, kiểm tra phần gáy dày hay mỏng để tìm cách tháo. Tùy vào mức độ hư hỏng từ bìa đến ruột nặng hay nhẹ rồi lên kế hoạch phục chế từng phần”, Quang nói.

Xem Thêm:   Top những bộ phim Hàn Quốc có rating cao nhất năm 2021 mà bạn không thể bỏ qua
Từng trang sạch được tháo rời ra vệ sinh sách, dán bằng hồ rồi phơi khô. Ảnh: Quỳnh Trần

Từng trang sạch được tháo rời ra vệ sinh sách, dán bằng hồ rồi phơi khô. Ảnh: Quỳnh Trần

Quá trình phục chế của một quyển sách thường có các công đoạn căn bản như tách bìa khỏi ruột, tháo từng trang, đánh số để không nhầm lẫn rồi quét bụi bẩn, nấm mốc. Để chắc chắn, người thợ bồi ở mặt sau trang sách một lớp giấy mỏng, được dán bằng hồ rồi phơi khô cho cứng cáp.

Những cuốn đã bị axit hóa nặng, giấy giòn, dễ gãy vụn sẽ phải sử dụng thêm một loại thuốc và cồn 75 độ để phục chế. Công đoạn cuối thường là khâu rồi dùng máy để ép sách lại cho vuông vắn, cứng cáp như lúc đầu.

“Tôi thấy công đoạn nào cũng cần sự tinh tế, tận tâm bởi chỉ mạnh tay xíu thôi cũng khiến trang hư hỏng ngay. Khó hơn cả là phải giữ được nguyên gốc của tác phẩm, không thấy dấu vết của việc phục chế”, ngưởi thợ cho biết.

Cuốn sách đầu tiên “bác sĩ” Quang sửa chữa là quyển Từ điển Pháp – Việt của tác giả Trương Vĩnh Ký, xuất bản năm 1884. Lúc đó gáy sách bị ăn mòn do axít nặng, ruột tách rời ra thành từng phần, một số trang bị mối mọt làm hỏng. Chủ nhân yêu cầu phục hồi nguyên trạng tác phẩm này.

“Tôi biết đây là cuốn sách quý lại hỏng khá nặng nên lúc mới nhận làm cũng có chút hồi hộp, sợ sẽ làm hư hại thêm. Tuy nhiên, nếu không tự tin thì sao biết khả năng của mình. Nửa tháng cặm cụi với từng trang sách, tôi cũng phục chế thành công quyển này”, Hán Quang nói.

Xem Thêm:   Tiểu sử Tùng Yuki – Nam diễn viên kiêm vệ sĩ của hàng loạt ngôi sao lớn trên thế giới
Sách xưa trước và sau khi được sửa chữa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sách xưa trước và sau khi được sửa chữa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trung bình mỗi cuốn sách xưa sẽ mất khoảng hai ngày sửa chữa hoặc có thể lâu hơn tùy vào mức độ hư hỏng và yêu cầu của khách hàng. Một số sách Quang còn phải vẽ lại phần gáy theo đúng bản gốc. Giá phục chế dao động từ 300.000 đến 1,5 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, trả lương nhân viên, Quang kiếm được khoảng 15 – 18 triệu đồng từ công việc này.

Hiện Quang học thêm về lĩnh vực tu bổ tranh giấy, tranh lụa cổ và phát triển mảng đóng bìa sách. Anh nói: “Điều thích nhất ở nghề này là cảm giác sung sướng khi nhìn cuốn sách từ lúc hư hỏng trở nên đẹp, chắc chắn hơn. Tôi thấy sách giống như một bệnh nhân khi được cứu chữa trở nên khỏe khoắn. Ngoài ra, đọc thêm nhiều sách hay trong lúc phục chế cũng thú vị”.

Quỳnh Trần

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/chang-trai-me-chua-benh-cho-sach-cu-4587627.html

About The Author